Cách đặt tên doanh nghiệp đúng luật khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Cách đặt tên doanh nghiệp đúng luật vừa phản ánh hình ảnh bên ngoài của doanh nghiệp, vừa có liên hệ mật thiết với tài vận của doanh nghiệp. Một cái tên mang đầy đủ các đặc điểm như “danh chính ngôn thuận”, thuận miệng, êm tai, độc đáo, không giống với các thương hiệu khác mới có thể xây dựng hình ảnh tốt cho công ty và gây tiếng vang trong thiên hạ.
Thương hiệu hay là bước đột phá của công ty khi bước chân vào thị trường, và cũng là nước cờ đầu tiên để gây dựng hình ảnh thương hiệu quốc tế. Để làm được điều đó, tên công ty, thương hiệu của bạn phải khác biệt, tức là cần có sự sáng tạo, không rập khuôn, dễ hiểu, dễ nhớ và không nhầm lẫn với bất cứ một thương hiệu khác.

Nhiều chủ doanh nghiệp bị tâm lý chộp giật nên thường đặt tên công ty của mình gần giống với một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường để dễ ăn theo nhưng rõ ràng đây không phải là giải pháp hay.
Lý do đơn giản là bạn sẽ mãi mãi núp dưới bóng một gã khổng lồ và không bao giờ gây được ấn tượng trong mắt đối tác và khách hàng. Bởi vậy, bạn cần giữ vững lập trường, gạt bỏ những thương hiệu lớn khỏi đầu mình và nghĩ đến một cái gì đó thật riêng biệt, mang bản sắc của riêng bạn. Tư vấn Luật Hải Phòng xin hướng dẫn bạn cách đặt tên doanh nghiệp đúng luật doanh nghiệp và các luật, văn bản hiện hành.
1. Cách đặt tên doanh nghiệp đúng luật cho giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
– Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Cần chú ý tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
2. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp khi vi phạm các lỗi sau:
– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Không được đặt trùng tên và đặt tên gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp
Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
– Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.
Dịch vụ của Luật Hải Phòng
Trên đây Tư vấn Luật Hải Phòng đã hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp đúng luật cho doanh nghiệp mới khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên thủ tục thành lập doanh nghiệp còn nhiều hồ sơ và giấy tờ có liên quan khác, bạn hãy liên hệ với Tư vấn Luật Hải Phòng ngay để được hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc cho doanh nghiệp của bạn.
MỌI YÊU CẦU DỊCH VỤ XIN LIÊN HỆ: (0225) 6564.222
VĂN PHÒNG TƯ VẤN LUẬT & THỦ TỤC HÀNH CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỊA CHỈ: TẦNG 1, TÒA NHÀ KHÁNH HỘI, 2/3C LÊ HỒNG PHONG, QUẬN NGÔ QUYỀN, TP HẢI PHÒNG
EMAIL: INFO@DOANHNGHIEPMOI.NET – WEBSITE: LUATHAIPHONG.VN
Thiết kế website haiphongweb.vn – Đăng tuyển dụng nhân sự: vieclammoi.vn
0 Comment